KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY THANH LONG

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY THANH LONG
Ngày đăng: 6 tháng trước

1. THIẾT KẾ VƯỜN:

a. Chuẩn bị đất trồng:

Vùng đất thấp cần đào mương lên líp nhằm xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác: mương rộng 1-2m, líp rộng 6-7m. Sau đó trồng cây trụ, lên mô và bón lót.

Kích thước mô: 80x30cm. Líp thiết kế đảm bảo Vùng đất thấp cần đào mương lên líp nhằm xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác: mương rộng 1-2m, líp rộng 6-7m. Sau đó trồng cây trụ, lên mô và bón lót. cây nhận được đầy đủ ánh sáng.

Cây trồng theo kiểu nanh sấu (trồng theo hàng so le nhau).

Vùng đất cao nên đào lỗ, kích thước hố 80x30 cm. Chọn nơi có nguồn nước suối hoặc nước ngầm để tưới cho cây vào mùa nắng.

b. Trồng cây chắn gió:

Như: mít, dừa,... trồng thẳng góc với hướng gió để làm giảm thiệt hại của gió bão đến cây thanh long.

c. Trồng cây trụ:

Cần chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống một tháng, có thể dùng trụ xi măng cốt sắt, trụ gạch hoặc trụ gỗ

Nếu dùng trụ gỗ nên dùng các loại gỗ tốt, chịu đựng được nắng mưa, lâu mục.

Trụ xi măng cốt sắt có cạnh ngang hay đường kính 12-20 cm, trụ cao cách mặt đất 1,5-1,6 m, đối với trụ xi măng phần chôn sâu dưới mặt đất khoảng 0,5 m, phía trên trụ có 4 cọng sắt ló ra dài 30-40 cm được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cây.

d. Chuẩn bị hom giống để trồng:

Cành được chọn làm giống cần chọn trên cây mẹ tốt, khỏe, đạt tiêu chuẩn sau:

            - Tuổi cành 6-24 tháng, chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để hạn chế thối cành.

            - Chiều dài cành tốt nhất từ 40-50cm

            - Cành khỏe có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh.

            - Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nảy chồi tốt.

Sau khi chọn cành xong, phần gốc cành 2-4 cm được cắt bỏ phần vỏ cành chỉ để lại lõi cành giúp cành nhanh ra rễ và tránh thối gốc.

Cành được giâm nơi thoáng mát khoảng 10-15 ngày cho ra rễ hoặc có thể đem trồng thẳng không qua giai đoạn giâm cành.

e. Mật độ - khoảng cách trồng:

Khoảng cách trồng 3x3,5m hay 3x3m. mật độ trồng 1000 trụ/ha, có thể trồng xen với các loại cây khác nhưng cần đảm bảo thanh long nhận được đầy đủ ánh sáng.

2. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:

a. Thời vụ trồng:

- Tháng 10-11: thuận lợi nguồn hom giống dồi dào, vùng đất thấp tránh ngập úng và đảm bảo đủ nước khi khô hạn.

- Tháng 5-6: vùng thiếu nước nên trồng vào đầu mùa mưa, nhưng sẽ gặp khó khăn về hom giống, dễ ngập úng, thối gốc.

b. Cách đặt hom:

- Đặt hom cạn 2-4cm, đặt phần lõi (đã gọt lớp vỏ bên ngoài) xuống đất để tránh thối gốc.

- Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ tạo điều kiện thuận lợi cho cành ra rễ và bám sát vào cây trụ.

- Cột hom sát vào cây trụ để tránh gió làm đổ ngã hay lung lay.

- Mỗi trụ đặt 3-4 hom.

c. Tưới nước:

- Thanh long là cây chịu hạn tốt, nhưng nắng hạn kéo dài gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

- Biểu hiện thiếu nước: cành mới hình thành ít, cành sinh trưởng rất chậm, bị teo lại và chuyển sang màu vàng, tỷ lệ hoa rụng cao, quả bé.

- Cần nước tưới thường xuyên, tùy độ ẩm mà có thể tưới 1-7 ngày/lần.

d. Tủ gốc giữ ẩm:

            - Tủ gốc giữ ẩm cho cây vào mùa nắng bằng rơm rạ, cỏ khô, xơ dừa, lục bình,... tủ cách gốc 5-10cm.

3. PHÂN BÓN:

a. Giai đoạn kiến thiết cơ bản: 1-2 năm đầu sau khi trồng.

Bón lót: 15-20 kg phân chuồng hoai, 500g super lân , có thể thay thế 15-20 kg phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ sinh học từ 2-5kg theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Một tháng sau khi trồng, tưới 25g urea + 25g DAP/trụ, hoặc 80g NPK 20-20-0/trụ, tưới xung quanh gốc cách gốc 5-10cm, 2 tuần/ lần.

Bón thúc: 100g urea + 100g 20-20-15/trụ vào các giai đoạn 3 tháng sau khi trồng, sau đó cứ 3 tháng bón 1 lần. Khi cây ra hoa bón thêm 100g NPK 20-20-15/ trụ.

Cách bón: xới nhẹ, rải xung quanh gốc, lắp lại bằng lớp đất mỏng, bón cách gốc 20-40cm theo tuổi cây.

b. Giai đoạn kinh doanh: từ năm thứ 3 trở đi

Phân hữu cơ:

Lần 1 (sau thu hoạch): bón 5-10kg phân chuồng hoai mục hoặc 0,5-1 kg/trụ phân hữu cơ HOM.

Lần 2 (chuẩn bị ra hoa): bón 0,5-1 kg phân hữu cơ HOM/trụ.

Lần 3 (nuôi trái): bón 0,5-1 kg phân hữu cơ HOM

* Ghi chú: có thể sử dụng các loại phân chuồng hoai mục (5-10kg hoặc 0,5-1kg các dạng phân hữu cơ sinh học/trụ).

Phân hóa học:

- 3-5 năm tuổi: bón 500g N + 500g P2O5 + 500g K2O/trụ/năm tương đương 1,08kg Urea + 3,6 kg lân super + 0,83kg KCl

- Từ 5 năm tuổi trở lên: bón 750g N 500g P2O5 + 500g K2O/trụ/năm tương đương 1,63kg Urea + 3,6 kg lân super + 1,25kg KCl

Cách bón: rải đều trên mặt đất xung quanh trụ, xới nhẹ cho hạt phân lọt xuống đất hoặc phủ lên bằng một lớp đất mỏng sau đó tủ bằng rơm ra hay cỏ khô, sau đó tưới nước cho phân tan.

Thời gian bón: chia làm 8 lần bón/năm

- Lần 1: sau khi kết thúc thu hoạch vụ chính (cuối tháng 9 đầu tháng 10) hoặc có thể áp dụng khi đã thu hoạch 80% số lượng quả trên vườn. Bón 3,6 kg phân lân + 200g urea/trụ (cây 3-5 năm tuổi) hoặc 3,6 kg phân lân + 300g urea (cây hơn 5 năm tuổi).

- Lần 2: cuối tháng 12 dương lịch. Bón 200g urea + 150kg KCl/trụ (cây 3-5 năm tuổi) hoặc 300g urea + 250kg KCl (cây> 5 năm tuổi).

- Lần 3: cuối tháng 2 dương lịch. Bón 200g urea + 150kg KCl/trụ (cây 3-5 năm tuổi) hoặc 300g urea + 250kg KCl (cây> 5 năm tuổi).

- Lần 4: cuối tháng 4 dương lịch. Bón 100g urea + 100kg KCl/trụ (cây 3-5 năm tuổi) hoặc 300g urea + 250kg KCl (cây> 5 năm tuổi).

Từ lần 5 đến lần 8 cứ mỗi tháng/lần với liều lượng và loại phân như lần 4.

Phân bón lá:

- Sau khi thu hoạch, cắt tỉa tạo tán, tiến hành phun phân bón lá 30-10-10, phun 3 lần, cách nhau 7 ngày, 15g/bình 8 lít.

- Khi chuẩn bị ra hoa, phun phân bón lá 10-60-10, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày, sau đó chuyển sang phun phân bón lá 6-30-30, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày, 15g/bình 8 lít.

- Sau khi thụ phấn 3 ngày, phun 30-10-10, 15g/bình 8l.

- Trong giai đoạn nuôi trái phun 20-20-20, 7 ngày/lần, 15g/8l.

- Trước thu hoạch (15-20 ngày), phun phân bón lá NPKCa 12-0-40-3Ca, 15g/8l, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày.

4. XỬ LÍ RA HOA: bằng cách đốt đèn trong một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa đồng loạt.

            - Tùy theo mùa vụ mà số đêm chiếu sáng và thời gian chiếu sáng thay đổi, số giờ chiếu sáng trong ngày càng ngắn và thời tiết càng lạnh thì thời gian chiếu đèn và số giờ đốt đèn trong đêm càng tăng, số đêm chiếu sáng 15-20 đêm đồng thời số giờ chiếu sáng/đêm từ 6-10 giờ là thanh long có thể ra hoa.

            - Có thể sử dụng loại bóng đèn tròn 75-100W, khoảng cách hợp lý nhất là từ bóng đèn đến cành thanh long là 0,5-1m.

6. SÂU BỆNH HẠI:

1. Kiến: cắt đục khoét làm hư hom giống và cành thanh long, trên quả làm tổn thương vỏ quả, dễ phòng trị.

2. Rầy mềm: gây hại trên hoa, quả bằng cách chích hút nhựa để lại vết chích nhỏ trên vỏ quả đến khi quả chín sẽ mất màu đỏ của quả.

3. Bọ xít:

4. Ruồi đục quả: đối tượng nguy hiểm

- Ruồi cái chích vào vỏ quả và đẻ trứng vào bên trong, bên ngoài lớp vỏ có dấu chích sẽ biến màu nâu, khi trứng nở thành giòi ăn phá bên trong quả làm thối quả và rụng.

* Phòng trị:

- Vệ sinh đồng ruộng:

- Biện pháp canh tác: thu quả đúng thời điểm.

- Sử dụng pheromone bẫy ruồi đực: tẩm pheromone có trộn thuốc trừ sâu vào miếng thấm, gắn vào bẫy và treo lên cây, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp vào bẫy, 2 tuần thay thuốc 1 lần, nên treo bẫy đồng loạt trên diện rộng.

5. Bệnh thối cành: xảy ra vào mùa nắng, cành nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng, mềm sau đó thối, do nấm Alternaria gây ra.

6. Bệnh đốm nâu trên thân cành: thân cành có những đốm tròn như mắt cua màu nâu, vết bệnh nằm rải rác hoặc tập trung, thường kéo dài thành từng vệt dọc theo thân cành. Do nấm Gloeosporium agaves gây ra.

7. Bệnh nám cành: trên thân cành có một lớp màng mỏng màu xám tro, nhám, do nấm Macssonina agaves. Syd và Sphaceloma sp gây nên.

Zalo
Hotline