1. CHUẨN BỊ ĐẤT
a. Chọn đất:
- Đất phải thích hợp cho yêu cầu của từng loại rau: Đất pha cát, phù sa ven sông, đất thịt hay đất sét pha.
- Ngoài vấn đề trên, cần phải chú ý đến lượng mùn và PH trong đất. Đây là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến cây trồng, nếu chọn đúng được đất có lượng mùn cao và PH từ 5.5 – 7 sẽ hạn chế chi phí cải tạo đât. khi chọn vị trí trồng, cần phải chú ý tới nguồn nước và thuận tiện cho vận chuyển.
b. Cày, bừa, phơi đất:
- Cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp đất đế cày.
- Phơi ải thường được áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm bệnh trong đất, làm đất khô ráo, thoáng khí, dễ làm đất hơn.
c. Lên liếp:
- Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên liếp tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng.
2. XỬ LÝ HẠT GIỐNG RAU TRƯỚC KHI GIEO
- Xử lý hạt giống: Đề nghị phòng bệnh do nấm khuấn có sẳn trong hạt hoặc tấn công cây con lúc mới gieo.
- Cách gieo: Gieo hột thẳng; Gieo trong bầu:
3. CHĂM SÓC RAU:
- Xới đất để diệt cỏ, cải thiện thành phần không khí trong đất và giữ ẩm độ đất.
Vun đất làm thêm phần xốp vào nơi gốc cây, giúp cây khỏi ngã khi có gió to và tăng cường khả năng tiếp xúc của bộ rễ với đất, tạo điều kiện cho rễ bất định trên gốc thân phát triển.
- Tủ đất giúp giảm sự bốc thoát hơi nước từ đất.
4. BÓN PHÂN CHO RAU:
– Vãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo trồng
– Bón phân vào rãnh ở một bên hay cả 2 bên hàng cây.
– Trộn đều phân vào đất trong rãnh khi gieo, lấp đất và gieo hạt lên trên.
– Rãi trên mặt hoặc giữa hàng cây các loại phân NPK dễ tiêu, có hiệu nhanh khi cây lớn.
5. TƯỚI NƯỚC CHO RAU:
- Là một trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất cao mà không lệ thuộc vào điều kiện thời tiết. Phương pháp tưới được sử dụng phổ biến:Tưới thùng, gàu, tưới rãnh.
6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO RAU MÀU:
a. Phương pháp canh tác
– Khử giống.
– Cải thiện điều kiện môi trường.
– Điều chỉnh nước tưới và thoát nước hợp lý, tạo ẩm độ đất và không khí thích hợp cho sự phát triển của cây và không thuận hợp cho vi sinh vật.
– Bón phân thay đổi pH và nồng độ các chất dinh dưỡng trong đất cũng có thể ngăn ngừa một số bệnh do vi sinh vật trong đất gây ra.
– Luân canh và xen canh.
b. Phương pháp sinh học
– Sử dụng giống kháng.
– Biện pháp sử dụng thiên địch thiên nhiên.
c. Phương pháp hoá học
- Luân phiên sử dụng nhiều loại thuốc để hạn chế sự kháng thuốc, nên sử dụng thuốc trừ sâu, trừ bệnh sinh học.
7. THU HOẠCH RAU:
– Chín kỹ thuật, chín nông học hay chín thu hoạch là thời điểm sản phẩm có thể sử dụng làm thực phẩm, dự trữ, chuyên chở hay chế biến.
8. CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI:
- Thường xuyên tỉa bỏ bớt chồi, nhánh vô hiệu; bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã. Cắt bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu cách gốc 40-50 cm nhằm tạo độ thông thoáng trên mặt liếp, làm giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh, nhất là trên các loại cây như cà chua, ớt…
- Cần lưu ý biện pháp phòng trị bệnh thối nhũn (do vi khuẩn gây ra) trên nhóm cây họ thập tự. Do đó, cần tăng cường phân bón hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ sinh học. Đặc biệt lưu ý, phải giảm lượng phân đạm bón vào, cân đối bổ sung thêm phân lân và kali.
*Lưu ý: không được sử dụng phân bón, chất kích thích tăng trưởng và phân bón lá ở thời điểm gần ngày thu hoạch.